Đóng[X]

Cách chữa bệnh nấm họng ở gà chọi triệt để

Rate this post

Ở gà chọi thì bệnh nấm họng ở gà khá phổ biến do đó những anh em khi chăm sóc cho gà của mình cần phải chú ý và thực hiện điều trị kịp thời.

Vậy căn bệnh này có dấu hiệu ra sao và cách chữa bệnh nấm họng ở gà chọi thế nào, hãy đọc qua bài viết của SV388 LIVE bên dưới đây nhé.

Bệnh nấm họng ở gà là gì?

Bệnh nấm họng ở gà là gì?
Bệnh nấm họng ở gà là gì?

Khi mắc phải bệnh nấm họng ở gà thì chúng ta sẽ dễ dàng quan sát thấy ở phần trong miệng nó và khi bệnh nặng hơn thì nó sẽ xuống ở phần đường tiêu hóa bên dưới.

Đây là một căn bệnh gà đá có tên gọi khác là nấm đường tiêu hóa, căn bệnh này nếu để lâu dài sẽ có những triệu chứng phức tạp gây ảnh hưởng từ hệ hô hấp xuống đường ruột và nếu người nuôi không có biện pháp chữa trị thì sẽ dẫn tới trường hợp tử vong.

Căn bệnh này có ở mọi độ tuổi của gà do nấm candida albicans tạo ra cho nên anh em phải nắm bắt được triệu chứng và nguyên nhân để phòng trừ cho hiệu quả nhất nhé.

Nguyên nhân dẫn đến gà bị nấm họng

Có nhiều nguyên nhân từ chủ quan tới khách quan tạo ra bệnh nấm họng ở gà nhưng cơ bản vẫn là do Candida albicans gây ảnh hưởng từ miệng, xuống hệ hô hấp và đường tiêu hóa. Lâu dần chúng sẽ ảnh hưởng tới việc nhiễm trùng và làm cho hệ miễn dịch của gà bị suy giảm đáng kể.

Thường thì sự xuất hiện của nấm này là do quá trình vệ sinh chuồng trại không sạch sẽ nhất là máng ăn và khay đựng nước cho chúng. Hơn nữa trong quá trình chế biến thức ăn không cẩn thận cũng dễ bị nhiễm nấm.

Một nguyên nhân khác là do việc lây lan giữa gà bị bệnh và gà khỏe bởi vì người chăn nuôi không làm sạch dụng cụ cho ăn của con bệnh. Cứ thế qua đàn mới sẽ làm lây bệnh qua đường thức ăn và làm ảnh hưởng hệ tiêu hóa về lâu về dài.

Triệu chứng bệnh nấm họng ở gà

Triệu chứng bệnh nấm họng ở gà
Triệu chứng bệnh nấm họng ở gà

Triệu chứng của gà khi bị bệnh nấm họng ở gà thể hiện khá rõ ở phần quanh vùng miệng, còn nếu phân tích kỹ hơn thì khi mổ gà ra chúng ta sẽ thấy có trong diều, dạ dày, ruột.

– Miệng có dấu hiệu nhiễm trùng dẫn tới hơi thở của gà sẽ có mùi hôi. Quan sát kỹ bên trong sẽ có những lớp mảng bám màu trắng trải đều. Phần niêm mạc nếu bị nặng sẽ thấy nó bị loét và lở ra nhiều dẫn tới việc gà chán ăn.

– Diều sẽ có nhiều mảng bám lớn bên trong, có nhiều con chúng ta sẽ quan sát thấy những nốt màu trắng nhìn như mụn nổi lên. Khi mổ ra thì bên trong diều cũng sẽ có nhiều nước nhầy khá là hôi và có men chua.

– Dạ dày nhìn sưng lên và bị xuất huyết ở khu vực vùng niêm mạc.

– Với những con bị bệnh lâu ngày thì khu vực thực quản bị loét khá mạnh.

– Ruột non có nhiều những chất nhầy, vết lở loét vậy nên chúng không ăn và suy giảm sức khỏe đáng kể.

Một số cách chữa bệnh nấm họng ở gà nhanh khỏi

Có khá nhiều cách để bệnh nấm họng ở gà từ phương pháp dùng kháng sinh cho tới những bài thuốc dân gian vậy nên tùy theo tình trạng bệnh và khả năng của hộ chăn nuôi thì bạn tìm cách chữa bệnh tương ứng nhé.

Bài thuốc dân gian trị nấm họng cho gà

Bài thuốc dân gian trị nấm họng cho gà
Bài thuốc dân gian trị nấm họng cho gà

Nếu trị bệnh nấm họng cho gà theo cách dân gian thì anh em hãy tìm một quả đu đủ nhỏ để lấy nhựa của nó. Dùng que nhỏ cạo ra những phần nấm sau đó bôi nhựa đu đủ lên những vị trí vừa cạy. Làm liên tục từ 2 tới 3 ngày, mỗi ngày thực hiện từ 2 tới 3 lần cũng làm giảm bệnh nhanh chóng.

Chữa bệnh nấm họng ở gà theo phương pháp thủ công

Theo phương pháp thủ công thì dùng que tăm có đầu bông mềm để làm sạch những mảng bám ở họng sau đó cho gà súc nước muối để diệt vi khuẩn. Sau đó lau sạch rồi tiến hành bôi xanh methylen vào những vị trí vừa làm sạch. Phải kết hợp cho uống thuốc đậu gà kết hợp men vi sinh cộng chất điện giải để quá trình tiêu hóa được phục hồi.

Sử dụng thuốc kháng sinh

Thuốc khánh sinh dùng cho bệnh nấm họng ở gà bao gồm các loại Fungicid, Vitamin ADE, Super Vitamin, Flumequin. Người chăn nuôi sẽ dùng 4 loại trên mỗi loại dùng 20g hòa vào 15 lít nước cho gà uống trong 1 ngày. Khi điều trị cần cho dùng liên tục từ 4 tới 5 ngày mới thấy được kết quả.

Xem thêm:

Cách chữa bệnh viêm ruột hoại tử ở gà

Bệnh cầu trùng ở gà, nguyên nhân và thuốc đặc trị

Gà chọi bị đi ngoài, cách chữa gà bị đi ngoài hiệu quả

Phòng ngừa bệnh nấm họng ở gà chọi

Phòng ngừa bệnh nấm họng ở gà chọi
Phòng ngừa bệnh nấm họng ở gà chọi

Căn bệnh nấm họng ở gà thường mắc phải ở độ tuổi khác nhau tại nhiều hộ chăn nuôi do đó việc mắc phải là điều thường gặp tuy nhiên người chăn nuôi phải có biện pháp phòng ngừa hiệu quả để tránh việc căn bệnh lây lan và diễn biến nặng. Vậy để phòng bệnh thì hãy chú ý những điều sau:

– Chú ý vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi theo lịch cụ thể. Dọn sạch những phần thức ăn thừa và phân, xịt khuẩn và rải formol để chuồng được sạch nhất có thể.

– Cho ăn thật đầy đủ dưỡng chất và kết hợp với các loại Bio-Fungicide Oral, Bio-Neo. UV Nysta.

– Dùng thêm chất độn chuồng để cho chuồng sạch và diệt các vi khuẩn ẩn náu lâu ngày.

– Cho uống cuso4 định kỳ với liều 1gam pha với 10 lít nước và chỉ dùng trong vòng 2 giờ đồng hồ.

Bệnh nấm họng ở gà chọi có nguy hiểm không?

Bệnh nấm họng ở gà chọi có nguy hiểm không?
Bệnh nấm họng ở gà chọi có nguy hiểm không?

Bệnh nấm họng ở gà sẽ nguy hiểm nếu như người nuôi không kịp thời phát hiện và để tình trang kéo dài gây xuất huyết bên trong. Khi đó sẽ không thể nào diệt nấm bên trong và giúp gà phát triển, ăn uống như bình thường được vì vậy người chăn nuôi gà nhớ chú ý kĩ, và thực hiện phòng bệnh như chúng tôi đã hướng dẫn nhé.

Chế độ chăm sóc đặc biệt cho gà bị nấm họng

Khi chăm đàn gà bị bệnh nấm họng thì có nhiều lưu ý ở khẩu phần ăn như đủ dinh dưỡng, thêm vitamin, có chất điện giải. Khẩu phần ăn nên tránh những thức ăn cứng, gây khô khó tiêu.

Cho chúng tắm nắng mỗi ngày để hệ miễn dịch được phục hồi và chú ý tình hình sức khỏe mỗi ngày để quan sát sự cải thiện.

Kết thúc

Căn bệnh nấm họng ở gà này nếu kịp thời phát hiện và đưa ra điều trị thì hoàn toàn có thể khỏi bệnh ngay cho nên anh em phải chú ý quan sát đàn gà nhà mình và chăm sóc chúng nếu bị bệnh một cách kiên trì thì mới thành công được.

Đừng quên dọn dẹp, vệ sinh chuồng trại của mình để không chỉ phòng bệnh nấm họng mà còn cả những căn bệnh khác nữa.

Xem thêm:

Bệnh sưng phù đầu ở gà

Gà bị khò khè nhiều đờm, nguyên nhân và cách trị