Đóng[X]

Gà con bị lười ăn phải làm sao? Cách trị gà con biếng ăn

5/5 - (1 bình chọn)

Gà con bị lười ăn là tình trạng thường gặp trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc chúng. Tình trạng này có dấu hiệu gì phổ biến và nguyên nhân gây ra, cách phòng ngừa như thế nào? Hãy cùng nhau đi trả lời cho câu hỏi ở bài viết dưới đây nhé!

Những dấu hiệu nhận biết gà con bị lười ăn

Những dấu hiệu nhận biết gà con bị lười ăn
Những dấu hiệu nhận biết gà con bị lười ăn

Để nhận biết được các dấu hiệu của gà con bị lười ăn rất đơn giản, chỉ cần bạn tập trung quan sát và theo dõi đàn gà nhà bạn xem có xuất hiện những biểu hiện lạ hay không để phát hiện được sớm bệnh này. Chủ yếu với những dấu hiệu phổ biến sau:

  • Thường xuyên ủ rũ và ngồi im lười vận động, gà sẽ chậm chạp, đờ đẫn đi không được hoạt bát nhanh nhẹn như ngày thường.
  • Gà có hiện tượng chán ăn thường xuyên bỏ bữa. Trong quá trình chăm sóc anh em có thể nắm được tình trạng ăn uống của đàn gà nhà mình một cách rõ nhất. Nếu thấy thức ăn còn dư nhiều, hay thời gian ăn kéo dài lâu hơn… Gà chỉ tập trung ăn mồi mà không ăn lúa hay thóc thì chúng đang gặp vấn đề nào đó.
  • Vấn đề đi ngoài của gà gặp vấn đề như: đi ngoài phân xanh phân trắng, có thức ăn không tiêu hóa được hết xuất hiện trong phân, phân lỏng, đi ngoài ra máu hoặc phân chuyển sang màu xanh… Đi kèm theo tình trạng chướng diều, cùng dáng vẻ mệt mỏi.
  • Không tăng cân, chậm phát triển, trong thiếu sức sống.

Nguyên nhân khiến gà con bị lười ăn

Nguyên nhân khiến gà con bị lười ăn
Nguyên nhân khiến gà con bị lười ăn

Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân khiến gà con bị lười ăn có thể đến từ nhiều yếu tố tác động đến. Có thể do nguyên nhân khách quan và chủ quan tác động đến khiến gà bị khó thở. Anh em cần tập trung, và dành nhiều thời gian để quan sát sát sao đàn gà và chủ yếu với 3 nguyên nhân sau để có biện pháp xử lý kịp thời nhất:

  • Do quá trình ăn uống của gà: cụ thể chúng ăn quá nhiều chất xơ không tuân thủ theo đúng liều lượng được cho phép. Nếu cho gà ăn quá nhiều chất xơ không đúng liều lượng sẽ dẫn đến gà bị rơi vào nguy hiểm. Mà chất xơ tồn tại trong các loại thực phẩm như rơm, cỏ…rất dễ bị vón cục, khó di chuyển và thường bị tắc nghẽn tại vị trí diều gà rất dễ khiến cho gà không thể nào tiêu hóa là chuyện thường xuyên gặp phải. 
  • Do gà bị bội thực thức ăn trong quá trình ăn uống. Gà con khi mới sinh ra dạ dày còn bé chưa được phát triển hoàn thiện nên không thể hấp thụ quá nhiều thức ăn. Việc ăn uống quá nhiều, hay thậm chí mất kiểm soát trong việc ăn uống sẽ khiến gà con không thể tiêu hóa kịp, gây nên cảm giác khó chịu trong bụng cũng gây ra tình trạng gà lười ăn hơn.
  • Mắc các bệnh về đường tiêu hóa, và đây cũng là các căn bệnh thường gặp ở gà. Gà có thể bị đi ngoài, tiêu chảy, phân xanh… Cơ thể gà con không được khỏe đi ngoài thường xuyên khiến chúng bị mệt mỏi nên không có nhiều sức lực để ăn uống được nữa.

Việc nắm rõ được nguyên nhân tác động đến khiến gà bị lười ăn, chán ăn là vô cùng quan trọng. Chúng quyết định đến việc điều trị bệnh có hiệu quả hay không và rút ngắn được thời gian chữa trị của bệnh. Mỗi nguyên nhân sẽ có một cách chữa trị khác nhau nên anh em cần nắm chắc được điều này.

Hướng dẫn cách chữa gà chọi bị lười ăn

Như đã nói ở trên tùy thuộc vào từng nguyên nhân gà con bị lười ăn sẽ có cách chữa trị riêng. Chắc hẳn, anh em cũng đang tò mò về những giải pháp cách chữa trị cho tình trạng này. Đối với những người chăn nuôi lâu năm việc này là vấn đề đơn giản dễ dàng giải quyết nhanh chóng nhưng còn với những người mới sẽ gặp khó khăn phải chạy đôn chạy đáo tìm kinh nghiệm chữa trị và tìm ra cách chữa cho gà của mình. Dưới đây là những biện pháp được nhiều người áp dụng:

Chữa lười ăn bằng tỏi

Chắc chắn, bà con đã gặp phải tình trạng gà con bỏ ăn tinh bột và chỉ thích ăn giun dế, côn trùng… Nguyên nhân chính là vì gà con đã phải ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều tinh bột chính điều này sẽ khiến gà bị ngán, ám ảnh về thức ăn. Trong trường hợp này cần hạn chế không cho gà ăn mồi nữa, rồi nhốt chúng lại không cho ăn uống gì bắt đầu quan sát chúng cho luyện ăn lại.

Khoảng thời gian này, nếu như nhận tín hiệu của gà nếu thấy chúng kêu to, kêu nhiều liên tục mới bắt đầu cho chúng ăn lại. Vì lúc này cơ thể chúng đang bị đối. Giai đoạn này nên thay nước trắng bằng việc kết hợp pha cùng với tỏi đã được băm nhuyễn (đối với thức ăn), nước tỏi sẽ được trộn với đồ uống uống liên tiếp thay cho nước uống mỗi ngày. Từ 2-3 ngày sẽ thấy tình trạng được cải thiện rõ rệt.

Còn đối với trường hợp gà con không chịu ăn thì chỉ có cách cho chúng vận động nhiều hơn. Bằng việc cho gà ra huấn luyện ở cường độ cao nhiều hơn, liên tục. Nhất là vào các buổi sáng với các bài tập đòn vần nhau, chạy quanh,…  lưu ý không cho gà ăn sáng trước. Việc tập luyện để khiến cho gà phải tiêu thụ nhiều năng lượng hơn khiến cho gà thèm ăn hơn.

Ngoài những công dụng ở trên, các loại thuốc từ những nguyên liệu tự nhiên sẵn có tại chính gia đình còn giúp chữa các loại bệnh khác cho đàn gà như các bệnh về đường tiêu hóa, và hệ hô hấp. Bài thuốc dân gian này được nhiều sư kê đánh giá rất cao về hiệu quả mà chúng đem lại.

Dùng thuốc tây giúp gà chọi ăn nhanh

Gà con biếng ăn phải làm sao?
Gà con biếng ăn phải làm sao?

Dùng thuốc tây để giúp gà chọi ăn nhanh cũng là biện pháp phổ biến, và đem lại hiệu quả cao cho người chăn nuôi ngày nay. Anh em có thể dễ dàng tìm ra được nhiều loại thuốc chữa được tình trạng cho gà con có thể sử dụng. Từ các bài thuốc dân gian cho đến thuốc tây y, mỗi loại sẽ có ưu và nhược điểm riêng trong quá trình sử dụng. Nếu bà con muốn có hiệu quả nhanh chóng thì nên thuốc tây y .

Về liều lượng thì anh em có thể tham khảo theo hướng dẫn sau: bắt đầu cho gà con uống nửa bịch smecta trước khi ăn 30 phút. Sau đó, đợi cho gà uống xong thì tiếp tục dùng thuốc Eldoper rồi để gà vào chuồng nghỉ ngơi.

Với phương pháp này cần kiên trì sử dụng 2 lần sáng và chiều mỗi ngày và tiến hành trong 5 ngày liên tiếp. Sau 5 ngày sử dụng thuốc Tây thì gà sẽ thay đổi rõ rệt quay trở lại ăn uống như bình thường và hết tình trạng biếng ăn ngay. Trong quá trình uống thuốc nên kết hợp cho gà ăn kèm với nửa quả cà chua hoặc bổ sung các loại rau và giá đỗ… điều này có tác dụng rất tốt cho quá trình tiêu hóa của gà con.

Hạn chế không nên cho gà ăn uống quá nhiều nước, chỉ nên cho uống vừa đủ thôi. Chỉ nên kết hợp cho gà sử dụng kèm các loại thức ăn mềm và tránh cho gà ăn thóc lúa hay thực phẩm được chế biến từ tinh bột trong giai đoạn bị bệnh.

Chữa gà lười ăn khi bị chướng diều

Chữa gà lười ăn khi bị chướng diều
Chữa gà lười ăn khi bị chướng diều

Đối với trường hợp gà con bị lười ăn do nguyên nhân bị chướng bầu diều bà con cần nhận biết qua những bước đơn giản. Để nhận biết tình trạng này bà con chỉ cần sờ tay trực tiếp vào bầu diều của gà và cả nhận. Để nhận biết chúng có bị cứng và mềm xèo hay không. Hoặc miệng gà có bị bốc mùi thức ăn lên men, cách chữa gà không chịu ăn trong trường hợp này cũng vô cùng đơn giản.

  • Đối với trường hợp phần diều của gà bị mềm

Phần diều của gà bị mềm cần tiến hành theo những bước cơ bản sau: mua thuốc điện giải và men tiêu hóa ở ngoài tiệm thuốc thú y để pha cho gà uống thay nước. Kiên trì liên tục sử dụng trong 4 đến 5 ngày để nhận thấy hiệu quả nhanh chóng, chú ý không nên cho gà ăn thóc, ngô.. vì đây là loại thức ăn khó tiêu.

  • Đối với trường hợp diều gà bị cứng thì phải chăm sóc gà kỹ hơn như sau:

Bước 1: Bắt đầu sử dụng ống chích hút nước sạch sẵn vào đấy rồi dùng tay mở to phần miệng gà và bơm nước vào trong. Bơm nước từ phần gốc của lưỡi gà cho đến cuống họng. Tuyệt đối không cho nước chảy vào phần lỗ thở sẽ khiến gà bị nghẹt thở.

Bước 2: Sau đó, mới tiến hành xoa bóp, massage bầu diều cho gà con. Chú ý nên cho gà nằm ngửa để không bị gặp phải tình trạng trào ngược thức ăn lên miệng.

Hướng dẫn cách phòng ngừa gà con bị lười ăn

Hướng dẫn cách phòng ngừa gà con bị lười ăn
Hướng dẫn cách phòng ngừa gà con bị lười ăn

Cha ông ta từ xưa đến nay luôn có câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” đây mới là điều quan trọng để bảo vệ đàn gà nhà bạn. Sau đây, là những chia sẻ của các tiền bối với nhiều năm trong nghề chia sẻ lại về cách phòng tránh gà con bị lười ăn một cách hiệu quả nhất:

  • Chú ý đến chế độ ăn của gà con, theo dõi gà sát sao không cho gà ăn linh tinh, cung cấp cho gà ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn. Cần bổ  sung kẽm các loại thuốc kích thích ăn cho gà để gà không bị biếng ăn. Các loại thực phẩm cho gà ăn phải đảm bảo vệ sinh, và biết rõ nguồn gốc.
  • Sau mỗi trận đấu hay luyện tập vất vả thì nên cho gà uống thuốc Smecta ½ gói vào các bữa ăn trước nửa tiếng. Nên cho gà uống 1,2 ống men tiêu hóa sau bữa ăn cho gà. Cho chiến kê uống 2 buổi sáng chiều liên tục trong vòng 3 ngày.
  • Khuyến khích cho gà con đi phơi nắng vào sáng sớm. Chúng sẽ giúp gà có được thân hình dẻo dai hơn, phần da sức đàn hồi cao. Ngoài ra còn giúp gà hấp thu được nhiều các chất dinh dưỡng từ thức ăn được dễ dàng hơn từ đó phần xương khỏe, da đỏ, và tinh thần thi đấu của gà tốt hơn.
  • Luôn tạo ra môi trường sạch sẽ, thoáng mát có ánh nắng mặt trời không bị ẩm thấp. Bà con phải thường xuyên dọn dẹp chuồng trại mỗi ngày, tuyệt đối không để vi khuẩn có điều kiện để phát triển.

Có thể bạn quan tâm:

Gà con bị xệ cánh

Gà con bị yếu chân

Gà con kêu nhiều là bệnh gì?

Kết luận

Bài viết trên đã tổng hợp lại đầy đủ các kiến thức về gà con bị lười ăn từ nguyên nhân cho đến cách chữa trị và cách phòng ngừa tình trạng này. Hy vọng kiến thức trên có thể giúp anh em chăn nuôi gà con được khỏe mạnh và đem lại hiệu quả cao nhất.

Nguồn bài viết: SV388LIVE